Ngắm diện mạo chùa Cầu trước và sau trùng tu August 1, 2024August 1, 2024 Chùa Cầu, tên khác là Lai Viễn Kiều, là một trong những công trình kiến trúc hiếm hoi của người Nhật còn sót lại ở phố cổ Hội An. Trải qua hơn 400 năm tồn tại, chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên và con người nên di tích xuống cấp nghiêm trọng. Trong ảnh là khung cảnh chùa Cầu vào năm 2022 – thời điểm chưa trùng tu. Ảnh: Nhân Tâm Vào cuối năm 2022, dự án đại trùng tu chùa Cầu đã được tỉnh Quảng Nam triển khai với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Ảnh: Minh Hải Cuối tháng 7-2024, diện mạo mới của chùa Cầu sau trùng tu gần như hoàn thiện, thu hút sự quan tâm của du khách. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu trước trùng tu (năm 2022) vào sau trùng tu (năm 2024). Một hình ảnh trong quá trình trùng tu chùa Cầu. Ảnh: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An Ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị vào sáng 31-7, dự án trùng tu chùa Cầu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị khánh thành vào ngày 3-8 tới. Ảnh: Minh Hải Du khách nước ngoài tham quan chùa Cầu vào sáng ngày 31-7. Ảnh: Minh Hải Khách du lịch chụp ảnh lưu niệm bên trong di tích chùa Cầu sau tu bổ. Ảnh: Minh Hải Toàn bộ các hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình… đã được hoàn thành. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu sau trùng tu khoác lên mình lớp sơn đỏ, những mái ngói âm dương cũ đã được thay thế bằng những viên ngói mới. Ảnh: Minh Hải Chùa Cầu từ khi được xây dựng đã được tu bổ ít nhất 7 lần vào các năm 1763, 1817, 1875, 1915, 1962, 1986 và 1996. Trong ảnh là gian chính giữa chùa Cầu, nơi thờ thần Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người. Hai đầu Chùa Cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, đầu kia là tượng khỉ. Ảnh: Minh Hải Trải qua hơn 400 năm lịch sử, chùa Cầu đã trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản văn hóa thế giới. Chùa Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1990. Ảnh: Minh Hải Minh Hải