Ngày 9/12/2020, người phụ nữ họ Liu (ở Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc) đến một phòng khám ở Nam Ninh, nơi cô đã vay hơn 40.000 nhân dân tệ (5.600 USD) để chi trả cho 6 ca phẫu thuật thẩm mỹ.
Chiều cùng ngày, cô lần đầu tiên trải qua ca phẫu thuật tạo mắt hai mí và nâng mũi, kéo dài 5 giờ. Tiếp theo là quá trình hút mỡ ở đùi, sau đó mỡ được tiêm vào mặt và ngực vào sáng hôm sau, cũng kéo dài 5 giờ.
Đến ngày 11/12, ngay khi Liu được xuất viện và đang đến thang máy, cô đột nhiên ngã gục tại phòng khám.
Sau nỗ lực cấp cứu bất thành của nhân viên phòng khám, Liu được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân Nam Ninh số 2 và được tuyên bố đã tử vong vào chiều cùng ngày.
Báo cáo khám nghiệm tử thi cho thấy cô tử vong vì “suy hô hấp cấp do thuyên tắc phổi sau khi hút mỡ”.
Vào thời điểm đó, con gái cô 8 tuổi và con trai cô mới 4 tuổi.
Gia đình Liu đã kiện phòng khám tại Tòa án nhân dân quận Giang Nam, thành phố Nam Ninh, yêu cầu bồi thường 1,18 triệu nhân dân tệ (168.000 USD).
Chồng cô nói: “Phòng khám đề nghị bồi thường cho tôi 200.000 nhân dân tệ. Tôi nói rằng ít nhất phải trả một triệu nhân dân tệ cho cái chết của một người. Cho dù chúng ta chia nhau trách nhiệm, thì ít nhất cũng phải là 500.000 nhân dân tệ. Tôi từ chối giải quyết riêng với họ và đưa vụ việc ra tòa”.
Kết quả điều tra cho thấy phòng khám có đủ giấy tờ pháp lý để tiến hành thủ thuật và hai bác sĩ tham gia vào ca phẫu thuật của Liu cũng đều được cấp phép hành nghề hợp pháp. Lượng mỡ được loại bỏ đạt tiêu chuẩn y tế.
Trong quá trình tố tụng, phòng khám khăng khăng rằng Liu phải chịu trách nhiệm về việc hiểu rõ những rủi ro liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ, lập luận rằng báo cáo khám nghiệm tử thi không chứng minh được bất kỳ khiếu nại nào về hành vi sai trái nghề nghiệp.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều cơ quan được tòa án ủy quyền yêu cầu phòng khám cung cấp tiêu chuẩn điều trị nhưng phòng khám vẫn không tuân thủ.
Vào tháng 5/2021, tòa án ban đầu phán quyết rằng phòng khám phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cái chết của Liu và yêu cầu bồi thường hơn một triệu nhân dân tệ (140.000 USD).
Tuy nhiên, phòng khám đã kháng cáo và vào tháng 8 năm ngoái, tòa án đã sửa đổi khoản bồi thường thành 590.000 nhân dân tệ, chỉ thừa nhận một phần trách nhiệm của phòng khám.
Li Shan, thẩm phán tại Tòa án nhân dân quận Giang Nam, thành phố Nam Ninh, cho biết: “Đánh giá kết luận rằng phòng khám đã không đánh giá được nguy cơ thuyên tắc máu tĩnh mạch, xác định một số sai sót trong hoạt động y tế có liên quan đến cái chết của bệnh nhân”.
Đánh giá cho thấy tình trạng thể chất của Liu có thể đã góp phần gây ra cái chết của cô, dẫn đến phán quyết chia sẻ trách nhiệm giữa bệnh nhân và phòng khám.
Vụ việc được kênh truyền hình Trung Quốc CCTV đưa tin đã thu hút hơn 50 triệu lượt xem trên mạng xã hội và gây ra phản ứng dữ dội đối với phòng khám.
“6 ca phẫu thuật trong một ngày? Phòng khám có ý thức được không vậy? Họ không cân nhắc đến nguy cơ biến chứng, đặc biệt là với hút mỡ, có thể dễ dẫn đến cục máu đông sao?”, một người bình luận.
“Phòng khám này không có lương tâm! Họ thuyết phục một phụ nữ nông thôn vay 40.000 nhân dân tệ để phẫu thuật thẩm mỹ. Thật là vô lý! Và sau đó họ làm hỏng và thậm chí còn mặc cả tiền bồi thường. Họ có phải là con người không?”, một người khác nói thêm.
Theo dữ liệu năm 2020 của iResearch Consulting, chỉ có 24% bác sĩ trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc có giấy phép hành nghề hợp pháp, trong khi hơn 100.000 người hoạt động bất hợp pháp. Các thủ thuật bất hợp pháp đã gây ra khoảng 100.000 trường hợp tàn tật hoặc tử vong mỗi năm.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.