Rằm tháng Giêng 2025 nên kiêng kỵ điều gì theo gợi ý của chuyên gia

Dân gian lưu truyền nhiều điều cần làm và nên kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, chuyên gia khuyên mọi người chỉ nên áp dụng những điều phù hợp, tránh mê tín dị đoan.
Ngày 10/02/2025 báo Vietnamnet đưa tin “Rằm tháng Giêng 2025 nên kiêng kỵ điều gì theo gợi ý của chuyên gia”. Nội dung chính như sau:

Rằm tháng Giêng (ngày 15/1 âm lịch), còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng theo phong tục tập quán của người Việt.

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, người xưa rất chú trọng đến lễ cúng Rằm tháng Giêng. Do đó, dân gian lưu truyền nhiều điều kiêng kỵ và nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng để cả năm may mắn.

Xem nhanh: Những điều nên làm vào Rằm tháng Giêng Những điều kiêng kỵ vào Rằm tháng Giêng Những điều nên làm vào Rằm tháng Giêng:

Dọn dẹp ban thờ

Vào Rằm tháng Giêng, các gia đình có thể lau dọn lại ban thờ. Tuy nhiên, người làm phải chú ý không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương khấn xin bề trên.

Nhiều người đi chùa lễ Phật, cầu bình an. Ảnh: Hà Nguyễn

Chuẩn bị mâm cỗ cúng

Rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên của năm, mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Do vậy, các gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đúng truyền thống.

Đi chùa, phóng sinh

Rằm tháng Giêng là ngày Đức Thiên Quan (Tử vi đại đế) ban phúc lành cho toàn bộ hạ giới, nên nhân gian gọi là ngày Thiên Quan Tứ Phúc (Thiên quan ban phúc).

Vì vậy, dân gian sẽ chọn ngày này để đi chùa thắp hương, cúng dường, cầu phúc, tiêu tai giải họa, cầu mong cho một năm được bình an. Tại chùa, các bạn có cơ hội tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như phóng sinh, thả hoa đăng…

Phóng sinh là hoạt động thường thấy ở chùa vào Rằm tháng Giêng. Ảnh: Hà Nguyễn

Làm việc thiện

Ngày Rằm tháng Giêng, bạn nên làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên, cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa.

Làm việc thiện không cần quá to tát, những hành động nhỏ nhưng ấm áp sẽ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta từng ngày.

Những điều kiêng kỵ vào Rằm tháng Giêng:

Đồ chay giả mặn

Những gia đình đã có ban thờ Phật thì không thể thiếu được mâm cỗ chay. Thế nhưng, trên mâm cỗ chay không nên có những món ăn giả mặn như: Giả tôm hay giả thịt, giả cá…

Kiêng cúng thủ lợn

Nhiều gia đình cúng cả đồ chay và mặn vào Rằm tháng Giêng. Tuy nhiên, không nên sử dụng thủ lợn. Dân gian quan niệm, cúng thủ lợn thường không tốt.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng không nên sử dụng hoa giả. Ảnh: Hà Nguyễn

Kiêng cúng hoa, trái giả

Không được bày biện, dâng cúng hoa hay trái cây giả. Dâng đồ giả cúng thần Phật hoặc gia tiên được xem là một trong những điều đại kỵ. Nên mua hoa quả màu tươi, với hương thơm dịu nhẹ.

Kiêng tiền giả – tiền tà

Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt, các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm.

Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn thận không đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức lên mâm cúng.

Ngoài ra, người thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng lưu ý: Không mặc quần áo hở hang, rách; không nói tục, chửi bậy; giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ; không ăn thịt chó, mèo, rùa, ba ba, rắn; không uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt; không ăn tiết canh động vật, nhất là tiết canh rùa, ba ba…

Trước khi làm lễ, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.

Đặc biệt, theo chuyên gia mọi người nên kiêng câu cá vào ngày trăng tròn. Người câu cá vào ngày rằm dễ gặp chuyện đen đủi.

* Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Báo Tiền Phong đăng bài: “Có 4 khung giờ đại cát, đại lộc để cúng Rằm tháng Giêng 2025”, với nội dung sau: 

Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Dân gian có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Theo Lịch vạn niên, Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào thứ Tư, ngày 12/2/2025 Dương lịch. Lịch can chi là ngày Nhâm Tý, ngày Hoàng đạo. Đây được đánh giá ngày cát lành, thích hợp để thực hiện nghi lễ cúng Rằm.

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng.

Trong ngày chính Rằm tháng Giêng năm 2025 có 4 khung giờ đại cát để tiến hành lễ cúng gồm:

Giờ Quý Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường rất tốt cho khởi sự mới, tiến hành các nghi lễ cầu cúng linh thiêng, sau này làm việc gì cũng được quý nhân tương trợ, nâng đỡ, đạt thành công ngoài mong đợi.

Giờ Bính Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh được xem là khung giờ đại cát để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Đây là thời điểm Phật giáng thế, nghiệm chứng lòng thành cho gia chủ, giúp công việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống sung túc, bình an và hạnh phúc viên mãn.

Giờ Mậu Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long rất tốt cho khởi sự. Tiến hành cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này thì mưu sự thuận lợi, nhất là việc kết hôn, thành gia lập thất lại càng viên mãn.

Giờ Kỷ Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường được xem là một trong những khung giờ đẹp để tiến hành cúng Rằm tháng Giêng. Cúng Rằm tháng Giêng vào giờ này làm gì cũng có quý nhân phù trợ, thích hợp để lập nghiệp, bắt đầu công việc mới.

Ngoài ngày chính Rằm, thì ngày 14 tháng Giêng (tức 11/2 dương lịch) năm nay cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành nghi lễ cúng khấn. Có các khung giờ đẹp để cúng Rằm trong ngày 14 âm lịch gồm giờ Nhâm Thìn (7h-9h), giờ Giáp Ngọ (11h-13h), giờ Ất Mùi (13h-15h), giờ Mậu Tuất (19h-21h).

Những lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng 2025

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Về mâm lễ sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau. Đôi khi, lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, quan trọng là thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và tâm thiện, hướng về Phật, Thánh, thần linh.

Khi làm lễ ở chùa, gia chủ chuẩn bị lễ chay dâng Phật, Thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm.

Ở nhiều nơi có lệ cúng dâng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng. Nghi lễ này được thực hiện ở chùa, đền với mong ước giảm trừ bớt tai ách nếu có sao xấu chiếu mạng.

Tuy nhiên, trong giáo lý nhà Phật không hề có lễ nghi dâng sao giải hạn. Việc làm lễ cúng dâng sao giải hạn ở nhà hay ở chùa thực chất không quá quan trọng.

Các chùa gần đây tổ chức việc cúng sao để làm lễ cầu an cho dân chúng, coi đó là cơ hội để giáo hóa dân chúng về đạo Phật, về luật nhân quả, để mọi người năng làm việc thiện, bỏ làm việc ác, hướng tâm về thiện…

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từng lên tiếng cảnh báo việc người dân đổ xô đi làm lễ dâng sao giải được coi là mê tín dị đoan.

Thực tế việc dâng sao giải hạn không mang lại lợi ích thực tế mà chỉ gây lãng phí tiền bạc.

Nguồn: https://blogtamsu.vn/ram-thang-gieng-2025-nen-kieng-ky-dieu-gi-theo-goi-y-chuyen-gia-110007.html