Nam Định: Kiểm tra, làm rõ thông tin cháu bé 3 tuổi bị tai nạn phải nộp tiền mới được cấp cứu

Người dân phản ánh, một cháu bé 3 tuổi bị tai nạn giao thông được đưa đến bệnh viện cấp cứu, tuy nhiên nhân viên y tế yêu cầu phải nộp đủ tiền.

Báo Người đưa tin ngày 04/05 đưa thông tin với tiêu đề: “Nam Định: Kiểm tra, làm rõ thông tin cháu bé 3 tuổi bị tai nạn phải nộp tiền mới được cấp cứu” cùng nội dung như sau: 

Tối 3/5, người dân chia sẻ lên mạng xã hội đoạn clip cùng nội dung phản ánh, một cháu bé 3 tuổi bị xe ba gác tự chế gây tai nạn nên được người nhà đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định cấp cứu.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân được người nhà đưa đến phòng khám, bác sĩ trực cấp cứu yêu cầu phải nộp đủ tiền, khiến những người xung quanh phẫn nộ và kêu gọi cộng đồng mạng lên tiếng.

Hiện đoạn clip ghi nhận sự việc đang được chia sẻ qua lại trên nhiều diễn đàn, thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, đa số người dân đều bày tỏ sự bất bình và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc.

Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV, một đại diện Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, cho biết, đơn vị đã nắm được thông tin.

Vị đại diện bệnh viện xác nhận, hiện sự việc đang tiếp tục được kiểm tra, làm rõ.

Đưa người thân nhập viện muốn cấp cứu, phải đóng tiền trước?

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, tại Chương IV, Mục 4, Điều 53 quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.

Cụ thể, với trường hợp cấp cứu, tại Điều 54, Chương V của Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định: Các hình thức cấp cứu bao gồm: Cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Khi việc cấp cứu vượt quá khả năng chuyên môn thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: Tổ chức hội chẩn theo quy định tại Điều 56 của Luật này; mời cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ cấp cứu; chuyển người bệnh cấp cứu đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Theo đó, Bộ Y tế cũng ban hành Quyết định về Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc. Quy chế quy định rõ: Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc là nhiệm vụ hết sức quan trọng, các đơn vị cấp cứu 115, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc kịp thời trong mọi trường hợp.

“Tất cả các trường hợp cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc các cán bộ y tế phải khẩn trương thực hiện nhiệm vụ theo mức độ ưu tiên, không được gây khó khăn về thủ tục hành chính, không được đùn đẩy người bệnh, người bị nạn”, Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc, Bộ Y tế quy định rõ.

Quy định của Bộ Y tế cũng yêu cầu công tác cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc phải bảo đảm hoạt động liên tục 24/24 giờ.

“Tùy tình trạng của bệnh nhân vào cấp cứu mà bệnh viện, cán bộ y tế sẽ có hướng xử lý. Với cấp cứu thì mức độ ưu tiên phụ thuộc vào tình trạng nhập viện của bệnh nhân. Ở khoa Cấp cứu, hầu như các y bác sĩ, cán bộ y tế phải luôn tay, làm việc liên tục 24/24.

Với nhiều bệnh nhân được đưa vào cùng lúc, liên tục, các bác sĩ, cán bộ y tế phải sàng lọc bệnh nhân và tất nhiên xếp theo mức độ ưu tiên, không thể ai cũng đều được làm trước, làm sớm được. Có thể bệnh nhân vô trước phải chờ bệnh nhân vô sau vì người vô sau lại bị nặng hơn, nguy hiểm hơn”, một bác sĩ Khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.

Một chuyên gia y tế khẳng định, tại các bệnh viện, cơ sở y tế, cũng như quy định của ngành y tế, hoàn toàn không có quy định nào đòi hỏi bệnh nhân phải làm thủ tục giấy tờ, trình BHYT hay đóng viện phí xong mới được cấp cứu.

Đồng thời, bệnh viện phải áp dụng các biện pháp cấp cứu, điều trị, các chỉ định xét nghiệm cần thiết theo yêu cầu chuyên môn để cấp cứu cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc “tay trắng” vào cấp cứu là việc chẳng đặng đừng, bất khả kháng của bệnh nhân, chứ tốt nhất, đưa bệnh nhân đi cấp cứu cần có thân

Nguồn: https://kenh14.vn/nam-dinh-kiem-tra-lam-ro-thong-tin-chau-be-3-tuoi-bi-tai-nan-phai-nop-tien-moi-duoc-cap-cuu-215250504081146509.chn