Theo đó, học sinh toàn tỉnh Hưng Yên nghỉ học ngày thứ Bảy (ngày 7/9) và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão, bảo đảm an toàn tính mạng học sinh, giáo viên;
Phối hợp với địa phương và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát các công trình trường, lớp học; liên tục cập nhật thông tin, tổng hợp thiệt hại và lên phương án xử lý, báo cáo UBND cấp huyện để khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra (nếu có);
Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại về người và tài sản.
Liên quan đến công tác phòng, chống bão, trước đó, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành công văn về việc tập trung phòng, chống cơn bão số 3 (YAGI).
Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm, khẩn trương chỉ đạo quán triệt, triển khai kịp thời, nghiêm túc việc ứng phó với cơn bão số 3 theo công văn của Thủ tướng Chính phủ và Tỉnh ủy;
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai ứng phó khẩn cấp bão số 3 năm 2024 với với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em, người già và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
Đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 3; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:
Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền tại nơi tránh trú, khu vực có nguy cơ ngập sâu, nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở không bảo đảm an toàn; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực có tiềm ẩn nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp (trường hợp cần thiết, phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho người dân).
Chỉ đạo rà soát, xác định các khu vực, địa điểm sản xuất, nơi ở dân cư, các công trình thủy lợi, đê điều có nguy cơ mất an toàn, bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão số 3 để chủ động có giải pháp phòng, chống và ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Bảo đảm vận hành có hiệu quả hệ thống thủy lợi, kênh mương, trạm bơm và các cống tiêu, thoát nước; không để ngập úng ở khu vực sản xuất, dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân, doanh nghiệp do mưa lớn trong và sau bão. Khẩn trương rà soát, nạo vét, khơi thông dòng chảy các kênh, mương; phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố đê điều, hệ thống thủy lợi.
Rà soát, triển khai phương án, giải pháp bảo vệ, bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước và Nhân dân, nhất là lúa, cây trồng, vật nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Xem xét trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan, chậm triển khai các biện pháp ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản của Nhân dân; xử lý nghiêm đối với các chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão, lụt.
Thực hiện phương châm “4 tại chỗ”; bố trí, phân công cán bộ, lãnh đạo của cơ quan, đơn vị ứng trực 24/24 giờ để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của cơn bão số 3. Chủ động huy động, bố trí đủ lực lượng, phương tiện, ngân sách và các nguồn lực để thường xuyên ứng trực 24/7 và kịp thời ứng phó với bão, lũ, ngập úng và khắc phục hậu quả xảy ra. Triển khai thành lập các đoàn kiểm tra và xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong thực hiện công tác phòng, chống bão số 3.
Thường xuyên cập nhật diễn biến, tình hình, dự báo của cơn bão số 3 để chủ động có phương án, giải pháp ứng phó kịp thời trong mọi tình huống; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, bị động, bất ngờ.
Chỉ đạo Nhân dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án, cơ quan, đơn vị triển khai các biện pháp chủ động, tự bảo vệ tài sản; gia cố nhà cửa, vật kiến trúc, công trình xây dựng đang triển khai, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng.
Công an tỉnh chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự xã hội trong và sau bão, nhất là trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn giao thông an toàn trước, trong và sau bão, nhất là bảo đảm an toàn đường sông; bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi có tình huống xảy ra.
Các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường thời lượng, mở các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên đưa tin về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 để người dân, các tổ chức, doanh nghiệp biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.