Ngỡ ngàng trước hình ảnh đám cưới cổ trang chưa thấy bao giờ đang hút views cư dân m:ạng

Mới đây MXH xôn xao hình ảnh về một đám cưới “độc lạ” được cho là diễn ra tại Hưng Yên. Thay vì một đám cưới như thường thấy, chú rể và cô dâu đã mặc cổ trang để rước dâu.
Hình ảnh chia sẻ cho thấy chú rể đeo kính, mặc cổ trang màu đỏ, cưỡi ngựa trắng đi đón dâu. Cô dâu cũng mặc cổ trang, che mặt bằng khăn đỏ và đi kiệu theo sau chú rể.

Ngay lập tức hình ảnh này đã khiến nhiều người liên tưởng đến truyện và phim cổ trang, xuyên không của Trung Quốc.

Rất nhiều người đã bày tỏ ý kiến về trang phục của tân lang và tân nương thiếu bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục này bị cho là giống hán phục nhiều hơn. Tài khoản L.K.T.U nhận định “Trang phục này không giống Việt phục nhỉ”.

Còn tài khoản Ng.H nghi ngờ: “Chắc là bên Trung phải không các bác”. Một người khác là N.Đ.H đặt câu hỏi: “Rồi cô dâu hay chú rể là người Trung Quốc vậy?”.

Cũng có nhiều người bình luận trang phục này “Không phải kiểu cổ xưa Việt Nam, cũng không giống TQ”.

Ngoài trang phục, rất nhiều người còn bày tỏ sự ngạc nhiên với một lễ cưới như thế thì này làm cách nào mà hai bên gia đình có thể thống nhất được.

Tuy nhiên, cũng có có ý kiến cho rằng đây là đám cưới, ngày vui của hai vợ chồng, họ có quyền tổ chức theo ý của mình. Tài khoản V.T cho rằng “Đám cưới là do mình quyết định tổ chức chứ bố mẹ là người góp ý thôi”.

Hình ảnh đám cưới cổ trang được cho là tại Hưng Yên đang gây xôn xao:

Đám cưới cổ trang ở Yên Mỹ, Hưng Yên gây sốc khi đi ngựa và đón dâu bằng kiệu - Ảnh 1.

Đám cưới cổ trang ở Yên Mỹ, Hưng Yên gây sốc khi đi ngựa và đón dâu bằng kiệu - Ảnh 2.
Đám cưới cổ trang ở Yên Mỹ, Hưng Yên gây sốc khi đi ngựa và đón dâu bằng kiệu - Ảnh 3.

Dù có nhiều người nghi ngờ đây có thể là cảnh quay trong một phim/MV ca nhạc nào đó nhưng một số trang mạng có uy tín đã khẳng định đây là đám cưới tại Hưng Yên.

Đám cưới cổ trang ở Yên Mỹ, Hưng Yên gây sốc khi đi ngựa và đón dâu bằng kiệu - Ảnh 4.

Tổ chức đám cưới tại nhà cần phải thực hiện theo các quy định gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL có quy định về việc tổ chức đám cưới tại gia đình, cụ thể như sau:

Tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới

1. Việc tổ chức lễ cưới tại gia đình hoặc tại địa điểm cưới phải thực hiện các quy định sau:

a) Đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá của từng địa phương, dân tộc, tôn giáo và phù hợp với hoàn cảnh của hai gia đình;

b) Các thủ tục chạm ngõ, ăn hỏi, rước dâu cần được tổ chức theo phong tục, tập quán; không phô trương hình thức, rườm rà; không nặng về đòi hỏi lễ vật;

d) Tổ chức tiệc cưới phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tránh phô trương, lãng phí;

đ) Trang trí lễ cưới cần giản dị, không rườm rà, phô trương; trang phục cô dâu, chú rể đẹp và lịch sự, phù hợp với văn hoá dân tộc;

e) Âm nhạc trong đám cưới phải lành mạnh, vui tươi; âm thanh đảm bảo không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện tại bản tiêu chuẩn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ); không mở nhạc trước 06 giờ sáng và sau 22 giờ đêm.

2. Khuyến khích thực hiện các hoạt động sau trong tổ chức việc cưới:

a) Dùng hình thức báo hỷ thay cho giấy mời dự lễ cưới, tiệc cưới;

b) Hạn chế tổ chức tiệc cưới linh đình, chỉ tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt trong lễ cưới;

c) Không sử dụng thuốc lá trong đám cưới;

d) Cơ quan, tổ chức, đoàn thể đứng ra tổ chức lễ cưới;

đ) Cô dâu, chú rể và gia đình đặt hoa tại đài tưởng niệm liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử – văn hoá; trồng cây lưu niệm tại địa phương trong ngày cưới;

e) Cô dâu, chú rể và gia đình mặc trang phục truyền thống hoặc trang phục của dân tộc mình trong ngày cưới.