Nước sông Hồng tại cầu Phong Châu xuống thấp, lộ cát đáy

Nước sông Hồng tại cầu Phong Châu xuống thấp, lộ cát đáy

Phú Thọ – So với thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, mực nước sông Hồng tại khu vực đang xuống thấp, cồn cát giữa sông bắt đầu lộ diện.

Báo Người Lao Động ngày 2/11 đưa thông tin với tiêu đề: Nước sông Hồng tại cầu Phong Châu xuống thấp, lộ cát đáy. Với nội dung như sau:

Thời điểm xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu (ngày 9.9), mực nước sông Hồng đoạn qua địa phận huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao ở mức cao, chảy xiết. Ảnh chụp ngày 9.9: Tô Công.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động ngày 2.11, sau gần 2 tháng trôi qua, mực nước sông Hồng tại khu vực sập cầu Phong Châu đã xuống thấp, lòng sông nhỏ hẹp hơn. Ảnh: Tô Công.

Có thể thấy, giữa sông bắt đầu lộ rõ cồn cát lớn. Ảnh: Tô Công.

Những vật thể tại khu vực sập cầu từng nằm dưới dòng nước lũ nay bắt đầu lộ diện. Ảnh: Tô Công.

So sánh hình ảnh đoạn cầu Phong Châu còn lại (phía xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) ở thời điểm sập cầu với thời điểm hiện tại, thấy rõ sự khác biệt về mực nước sông. Ảnh: Tô Công.

Khi nước sông Hồng cạn, công tác phá dỡ, trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và các phương tiện còn chìm dưới sông sẽ thuận lợi hơn. Ảnh: Tô Công.

Rất nhiều rác, chủ yếu là cây cối trôi theo dòng nước mắc kẹt lại ở khu vực các phương tiện đang làm việc tại cầu Phong Châu. Ảnh: Tô Công.

Cầu phao cách cầu Phong Châu khoảng 400m về phía hạ lưu sông Hồng hoạt động từ sáng sớm đến đêm muộn, với rất nhiều phương tiện qua sông mỗi ngày. Ảnh: Tô Công.

Với mực nước sông Hồng ở mức thấp và lưu tốc dòng chảy không cao như hiện tại, cầu phao Phong Châu sẽ luôn đảm bảo phục vụ người dân. Ảnh: Tô Công.

Theo đại diện Tổ giám sát tại khu vực sập cầu Phong Châu (Tổ giám sát thành lập ngày 19.9 theo chỉ đạo của UBND tỉnh), đến nay đã phá dỡ, trục vớt được nhịp N7 của cầu Phong Châu và nhiều cấu kiện, phương tiện… Với nhịp N6 (giữa dòng sông, cách cầu khoảng 50m về phía hạ lưu), hiện tại do bị phù sa bồi lấp, cần huy động thêm phương tiện để hút bùn, cát để có thể tiếp tục phá dỡ, trục vớt lên bờ.

Với việc mực nước sông Hồng xuống thấp, việc phá dỡ kết cấu phần cầu Phong Châu còn lại đang có nguy cơ đổ sập (phía xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) sẽ sớm được triển khai, đảm bảo an toàn và tạo điều kiện để có thể xây dựng cầu Phong Châu mới. Ảnh: Tô Công.

Tiếp đến, báo Giao Thông cũng có bài đăng tương tự với thông tin: Trụ cầu Phong Châu lộ rõ sau khi nước sông Hồng rútNội dung được báo đưa như sau:  Đã gần 2 tháng trôi qua kể từ ngày xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu (9/9). Mực nước sông Hồng tại đây bắt đầu rút, phần còn lại của cầu Phong Châu bắt đầu lộ dần trụ cầu.

Sáng 4/11, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, mực nước sông Hồng tại đây đã rút. Phần còn lại của cầu Phong Châu phía bên bờ Lâm Thao dần lộ rõ phần chân trụ. (Ảnh trái chụp ngày 4/11, ảnh phải chụp ngày 13/9).

Sáng 4/11, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, mực nước sông Hồng tại đây đã rút. Phần còn lại của cầu Phong Châu phía bên bờ Lâm Thao dần lộ rõ phần chân trụ. (Ảnh trái chụp ngày 4/11, ảnh phải chụp ngày 13/9).

Trước đó, vào sáng 9/9, mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 gây sập 2 nhịp dàn chính của cầu Phong Châu (nhịp 6 và 7). (Ảnh chụp ngày 9/9).

Trước đó, vào sáng 9/9, mưa lũ, khiến nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết làm thay đổi địa hình lòng sông, kéo đổ trụ T7 gây sập 2 nhịp dàn chính của cầu Phong Châu (nhịp 6 và 7). (Ảnh chụp ngày 9/9).

Nhiều cấu kiện của nhịp cầu 6 và nhịp cầu 7 đã được lực lượng chức năng trục vớt, đưa lên bờ.

Nhiều cấu kiện của nhịp cầu 6 và nhịp cầu 7 đã được lực lượng chức năng trục vớt, đưa lên bờ.

Đa phần các cấu kiện đã bị đứt gãy nghiêm trọng, hoen gỉ do nằm lâu ngày trong nước.

Đa phần các cấu kiện đã bị đứt gãy nghiêm trọng, hoen gỉ do nằm lâu ngày trong nước.

Nhiều phương tiện gặp nạn trong sự cố cũng đã được trục vớt. Hiện vẫn còn 4 nạn nhân mất tích bao gồm: Nguyễn Thị Lan (19 tuổi, trú ở huyện Tam Nông, Phú Thọ); Nguyễn Hà Chi (19 tuổi, ở Đắk Nông); Nguyễn Thị Bích Hằng (36 tuổi, TP Việt Trì, Phú Thọ); Nguyễn Thị Yến (45 tuổi, ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Nhiều phương tiện gặp nạn trong sự cố cũng đã được trục vớt. Hiện vẫn còn 4 nạn nhân mất tích bao gồm: Nguyễn Thị Lan (19 tuổi, trú ở huyện Tam Nông, Phú Thọ); Nguyễn Hà Chi (19 tuổi, ở Đắk Nông); Nguyễn Thị Bích Hằng (36 tuổi, TP Việt Trì, Phú Thọ); Nguyễn Thị Yến (45 tuổi, ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ).

Ngày 28/10, UBND tỉnh Phú Thọ đã gửi văn bản tới Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện Tam Nông, UBND huyện Lâm Thao, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) về việc kết thúc tìm kiếm cứu nạn do sự cố sập cầu Phong Châu. Việc kết thúc tìm kiếm nạn nhân mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu dừng lại do khu vực cầu Phong Châu có khối lượng bùn, cát, rác lớn, nước chảy xiết, tầm nhìn hạn chế bởi nước sông đục, phù sa bồi đắp nhiều nên việc tìm kiếm người mất tích gặp khó khăn.

Ngày 28/10, UBND tỉnh Phú Thọ đã gửi văn bản tới Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, UBND huyện Tam Nông, UBND huyện Lâm Thao, Lữ đoàn 249 (Binh chủng Công binh) về việc kết thúc tìm kiếm cứu nạn do sự cố sập cầu Phong Châu. Việc kết thúc tìm kiếm nạn nhân mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu dừng lại do khu vực cầu Phong Châu có khối lượng bùn, cát, rác lớn, nước chảy xiết, tầm nhìn hạn chế bởi nước sông đục, phù sa bồi đắp nhiều nên việc tìm kiếm người mất tích gặp khó khăn.

Hiện mực nước sông đang thấp thuận lợi cho việc tháo dỡ phần còn lại của cầu Phong Châu (chủ yếu phần thuộc phía xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao). Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cũng đã lên phương án phá dỡ các nhịp, trụ còn lại. Dự kiến công tác chuẩn bị mặt bằng thi công đến khi kết thúc hoàn trả mặt bằng, nghiệm thu bàn giao hoàn thành công tác phá dỡ tại hiện trường khoảng 45 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến gần 8,5 tỷ đồng.

Hiện mực nước sông đang thấp thuận lợi cho việc tháo dỡ phần còn lại của cầu Phong Châu (chủ yếu phần thuộc phía xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao). Sở GTVT tỉnh Phú Thọ cũng đã lên phương án phá dỡ các nhịp, trụ còn lại. Dự kiến công tác chuẩn bị mặt bằng thi công đến khi kết thúc hoàn trả mặt bằng, nghiệm thu bàn giao hoàn thành công tác phá dỡ tại hiện trường khoảng 45 ngày. Kinh phí thực hiện dự kiến gần 8,5 tỷ đồng.

Người dân 2 bên bờ huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao vẫn chủ yếu di chuyển qua cầu Phao Phong Châu.

Người dân 2 bên bờ huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao vẫn chủ yếu di chuyển qua cầu Phao Phong Châu.

Thời gian qua, Bộ GTVT, tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương triển khai nghiên cứu kỹ thuật, xem xét áp dụng các cơ chế xây dựng công trình trong tình huống khẩn cấp. Các bộ, ngành thống nhất áp dụng các cơ chế, quy định hiện hành trong tình huống xây dựng công trình khẩn cấp để hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thiết kế, phê duyệt quyết định đầu tư, áp dụng cơ chế đặc thù trong lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án trong tháng 12/2024.

Thời gian qua, Bộ GTVT, tỉnh Phú Thọ đã khẩn trương triển khai nghiên cứu kỹ thuật, xem xét áp dụng các cơ chế xây dựng công trình trong tình huống khẩn cấp. Các bộ, ngành thống nhất áp dụng các cơ chế, quy định hiện hành trong tình huống xây dựng công trình khẩn cấp để hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thiết kế, phê duyệt quyết định đầu tư, áp dụng cơ chế đặc thù trong lựa chọn nhà thầu và khởi công dự án trong tháng 12/2024.