UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND ngày 27/9/2024 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong đó quy định điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất (thực hiện khoản 4 Điều 220 Luật Đất đai).
1. Điều kiện tách thửa đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở):
a) Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo), trừ các trườn tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường các hợp:
+ Thửa đất thuộc dự án theo quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 31 Luật Nhà ở 2023;
+ Thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch tỷ lệ 1/500 chi tiết đến từng thửa đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
+ Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt;
+ Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
b) Việc tách thửa đối với thửa đất ở phải đảm bảo các nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 và các điều kiện sau:
Khu vực | Chiều dài (chiều sâu) so với chỉ giới đường đỏ | Chiều rộng cạnh tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có hoặc lối đi được hình thành khi tách thửa | Diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ |
Các phường, thị trấn | Từ 4m trở lên | Từ 4m trở lên | Không nhỏ hơn 50m² |
Các xã vùng đồng bằng | Từ 4m trở lên | Từ 5m trở lên | Không nhỏ hơn 80m² |
Các xã vùng trung du | Từ 4m trở lên | Từ 5m trở lên | Không nhỏ hơn 100m² |
Các xã vùng miền núi | Từ 4m trở lên | Từ 6m trở lên | Không nhỏ hơn 150m² |
Phân loại xã để làm căn cứ xác định điều kiện tách thửa đất được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm Quyết định Quyết định 61/2024/QĐ-UBND như sau:
STT |
Huyện |
Các xã thuộc khu vực |
1 |
Huyện Ba Vì |
– Các xã vùng miền núi: Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài;
– Các xã vùng trung du: Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại; – Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại. |
2 |
Huyện Mỹ Đức |
– Các xã vùng miền núi: An Phú;
– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại. |
3 |
Huyện Quốc Oai
|
– Các xã vùng miền núi: Phú Mãn, Đông Xuân;
– Các xã vùng trung du: Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát; – Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại. |
4 |
Huyện Sóc Sơn |
– Các xã vùng trung du: Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ;
– Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại. |
5 |
Thị xã Sơn Tây |
Các xã vùng trung du: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn. |
6 |
Huyện Thạch Thất |
– Các xã vùng miền núi: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân;
– Các xã vùng trung du: Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Lại Thượng, Cẩm Yên; – Các xã vùng đồng bằng: các xã còn lại.
|
7 |
Các huyện gồm Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thường Tín, Ứng Hòa |
Tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng |
2. Điều kiện tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp (không phải là đất ở):
a) Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, trừ các trường hợp:
– Thửa đất được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản;
– Thửa đất thuộc khu vực đã có quy hoạch chi tiết đến từng thửa đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích, đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa và quy địnhkhác của Ủy ban nhân dân Thành phố.
b) Việc tách thửa đối với thửa đất phi nông nghiệp phải đáp ứng cácnguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai và các điều kiện sau:
c) Trường hợp đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp do được hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ thì phải đáp ứng các nguyên tắc, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Điều kiện tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp:
a) Đối tượng được tách thửa đảm bảo các điều kiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, trừ các trường hợp:
– Thửa đất nằm trong phạm vi ranh giới khu vực dồn điền, đổi thửa theo Chương trình của Thành ủy Hà Nội;
– Thửa đất thuộc khu vực bảo vệ di tích thì thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa
b) Việc tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp phải đáp ứng các nguyêntắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai và các điều kiện sau:
– Trường hợp thửa đất nằm trong ranh giới khu dân cư phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trường hợp thửa đất nằm ngoài ranh giới khu dân cư thì thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng như sau:
c) Trường hợp thửa đất nông nghiệp chia tách khi thực hiện thủ tụcchu yển mục đích sử dụng đất theo pháp luật đất đai thì phải tổ chức xét duyệt điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính theo thửa đất gốc (thửa đất ban đầu).
4. Trường hợp người sử dụng đất dành một phần diện tích của thửa đất ở hoặc thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất để làm lối đi thì việc tách thửa đất phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:
– Đáp ứng nguyên tắc, điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai;
– Lối đi được hình thành phải có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên đối với các phường, thị trấn và từ 4m trở lên đối với các xã còn lại;
– Thửa đất mới được hình thành (không bao gồm diện tích lối đi) phải đảm bảo đồng thời các điều kiện của loại đất tách trong thửa đất đó được quy định tại Điều này
5. Trường hợp trong cùng thửa đất có nhiều loại đất có mục đích sử dụng đất khác nhau thì việc tách thửa đất phải đáp ứng đồng thời các điều kiện củaloại đất tách thửa quy định tại Điều này.
6. Việc tách thửa đất đồng thời hợp thửa đất phải đảm bảo các nguyên tắc,điều kiện theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai.